Uống cà phê để sống hay chết?

Thói quen uống cà phê đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt của nhiều người Việt Nam, và các quán cà phê xuất hiện ở mọi hang cùng ngỏ hẽm. Đến mức mọi quán giải khát bây giờ đều có thể gọi là quán cà phê. Chỉ riêng hai điều kiện nguồn nguyên liệu sẵn có và sự phổ biến của thói quen ngồi quán cà phê, uống cà phê như vậy đã đủ để xác định Việt Nam đang là thị trường lớn tiêu thụ cà phê. Chỉ tiếc một điều không ở đâu trên thế giới này tiêu thụ một thứ cà phê giả, độc hại như ở Việt Nam. Hãy cùng Đliê Ya Cafe vạch trần cà phê giả qua bài dưới đây

Cà phê bẩn trên thị trường

1. Thế nào là cà phê giả?

Xét theo xu hướng tiêu dùng, trên thế giới hiện có 3 loại cà phê: Loại thứ nhất là cà phê 100% thiên nhiên, loại thứ hai là cà phê có sử dụng hương liệu. Loại này các nhãn hiệu đa quốc gia thường sản xuất. Loại thứ ba là cà phê có sử dụng hương liệu và pha độn một số thành phần khác như chocolate, ca cao, chicory, các chất thay thế cà phê khác. Nếu là một trong ba loại kể trên và nhà sản xuất công bố rõ thành phần của loại đó trên bao bì sản phẩm có thể coi đó là cà phê thật.

Vậy cà phê thế nào là giả (?) – Đó là loại cà phê công bố là cà phê nhưng tỉ lệ cà phê thấp, độn nhiều chất lạ không phải cà phê nhưng rang cháy và sử dụng các thủ đoạn để người tiêu dùng tưởng là cà phê nguyên chất. Đặc trưng của loại cà phê được coi là giả khi các nhà sản xuất, pha chế không công bố thành phần các chất độn trong cà phê thành phẩm. Còn cà phê sản xuất không đảm bảo ATVSTP thì gọi là cà phê bẩn, sử dụng các hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc để sản xuất và chế biến, pha chế cà phê là cà phê độc. Rất cay đắng, không ít quán cà phê trên cả nước hiện nay đều sử dụng loại cà phê giả, bẩn, độc này.

1 kg cà phê nhân rang, xay xong chỉ còn 0,7 kg, 1 kg cà phê bột nguyên chất chỉ có thể pha được 40-50 ly cà phê là đã rất cao tay rồi. Giá cà phê nhân khô trên thị trường giao động trong khoảng 45.000-50.000 đồng/kg, vậy giá thành tối thiểu cà phê bột phải là 100.000 đồng/kg. Giá 1 ly cà phê tối thiểu cũng phải 10.000 đồng/ly. Vậy mà trên khắp các vỉa hè TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam đang bán với giá 8.000 đồng/ly. Vậy đó là cà phê gì? Tôi đã đến một cơ sở chế biến ở phường Bình Trưng Tây (Q.2 TP.HCM). Trong một gian xưởng thấp tè, nóng hừng hực, bốn công nhân chân đất đang xả “cà phê” rang rồi xuống sàn xưởng, dùng xẻng đảo cho nguội trước khi xúc đổ vào họng máy xay. Mùi hóa chất hăng nồng bốc lên. Nhìn kỹ cái đống gọi là cà phê tôi thấy rõ chỉ khoảng 20% là hạt cà phê mà chủ yếu là hạt méo mó, hạt lép, còn chủ yếu là hạt ngô, hạt đậu nành. Những hạt này được rang cháy tẩm dầu mỡ và tinh dầu thơm mùi cà phê trông bóng loáng và thơm nức.

Cái đống gọi là cà phê trong xưởng kia có thành phần như sau: 20% cà phê xấu mua giá rẻ từ sàng sẩy ở các cơ sở xuất khẩu tại Tây Nguyên, 60% là đậu nành Campuchia, 20% ngô hạt. Hương liệu là tinh dầu hóa học cùng các loại mỡ hóa chất mua từ chợ Kim Biên. Giá thành làm ra là 35.000 đồng/kg bột, bán ra 60.000 đồng/kg. Đó là nguyên liệu chính để pha ra cái nước uống gọi là cà phê đang có mặt trên mọi nẻo đường đất nước.

Thế đấy, ngay cả uống chất độc cũng dễ trở thành một thói quen. Vẫn biết là cà phê rởm rồi, nhưng thấy thơm nhiều người cứ uống đại. Thậm chí có người uống xong thấy nôn nao cả người giống như say xe. Hóa chất trong cà phê giả ghê thật. Vậy mà thiên hạ cứ uống đều đều.

2. Quản lý chất lượng cà phê bằng cách nào?

Cho đến nay việc quản lý chất lượng cà phê chỉ quy định tỉ lệ caffeine mà không quan tâm tới nguồn gốc hoặc quá trình chế biến. Việc kiểm tra kiểm soát cũng chỉ có ở các cơ sở sản xuất cà phê gói bán trên thị trường. Còn cà phê trên thị trường pha chế giải khát thì thuộc về các đơn vị kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng các đơn vị này không có khả năng kiểm tra chất lượng cà phê, nhất là không thể kiểm tra hàng trăm nghìn quán cà phê giải khát trên mọi nẻo đường đất nước. Từ trước tới nay việc quản lý, kiểm tra, công nhận hoặc xử phạt các sản phẩm thực phẩm đều do Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh chủ trì. Các đơn vị như quản lý thị trường, thanh tra ngành Nông nghiệp… chỉ tham gia đoàn liên ngành. Chỉ từ năm 2012, chức năng kiểm tra, quản lý chất lượng đối với sản phẩm nông – lâm – thủy sản mới được giao cho Cục Quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản thuộc ngành NN&PTNT quản lý. Sản phẩm từ ruộng về tới bếp, chế biến ra thức ăn là do ngành nông nghiệp chịu trách nhiệm. Từ bếp, thực phẩm ra thị trường là do ngành công thương quản lý. Còn khi lên bàn ăn thì trách nhiệm thuộc về ngành Y tế.

Như vậy, chức năng quản lý của các ngành, đơn vị còn chồng chéo, chưa phân định trách nhiệm rạch ròi nên chất lượng sản phẩm gần như không thể kiểm soát nổi.

Vậy là đến nay chất lượng cà phê đường phố gần như bị buông thả và vì lợi nhuận các “nhà sản xuất” vẫn tiếp tục đầu độc khách hàng. Cần sớm bắt buộc tất cả các quán cà phê, các nhà hàng có bán cà phê công bố nguồn gốc, chất lượng, thành phần cà phê mà mình pha chế. Tất cả các cơ sở sản xuất cà phê bột phải đăng ký chất lượng VSATTP và chịu sự kiểm tra kiểm soát thường xuyên. Đó là con đường để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

3. Địa chỉ cà phê nguyên chất thơm ngon, chất lượng

☘ Fanpage : https://www.facebook.com/dlieyacafe

☘ Hotline : 0909.07.48.07 – 0329.222.322

Bài viết liên quan