Phân biệt các loại hạt cà phê, cách nhận biết và bảo quản

Mỗi một loại hạt cà phê mang một đặc trưng riêng. Nếu Arabica thơm quyến rũ với vị đắng ít, chua thanh thì Robusta đắng đậm hơn, hương thơm lưu ngắn hơn. Hiểu về đặc trưng của từng loại hạt cà phê, người yêu cafe sẽ biết kết hợp chúng để cho ra những hương vị cà phê ngon, phù hợp với sở thích riêng của mình. Hãy cùng cà phê Đliê Ya tìm hiểu về chúng nhé!

1. Phân biệt các loại hạt

1.1 Hạt cà phê Arabica (cafe chè)

Hạt cà phê Arabica có mặt tại Cầu Đất – Đà Lạt. Khu vực có độ cao 1500 m, khí hậu ôn đới mát quanh năm, nhiệt độ 5 độ C – 33 độ C. Là vùng sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao nhất cả nước. Địa hình càng cao, khí hậu càng lạnh hơn, càng cho ra những hạt cà phê Arabica chất lượng tuyệt hảo.

Hạt cà phê Arabica

Arabica gồm: Bourbon, Typica, Mocha và Catimor. Trong đó Bourbon, Typica, Mocha là các loại hạt cà phê lâu đời nhất trên thế giới, nhưng ba loại cafe này rất khó trồng và dễ bị sâu bệnh.

Ngược lại giống cà phê Catimor được lai tạo từ hai giống cà phê Caturra và Timor (Timor lại là sự lai tạo của coffea canephora dòng robusta với arabica) lại dễ trồng hơn, cho năng suất cao hơn và có thể kháng được sâu bệnh hại.

Trong các loại cafe trên thì có hai loại đang trồng tại Việt Nam, đó là Moka và Catimor.

Ngoài ra, khắt khe hơn cà phê Robusta, cà phê Arabica đòi hỏi được gieo trồng ở những vùng đất có độ cao cao hơn và có khí hậu mát mẻ hơn. Thời gian để quả cà phê Arabica chín cũng lâu hơn nhưng sản lượng cũng thấp hơn. Chính vì sản lượng thấp nên Arabica lại cho những hạt cà phê có mùi vị thơm ngon hơn và giá thành của nó cũng cao gấp đôi so với cafe Robusta.

1.2 Hạt cà phê Robusta (cà phê vối)

Cà phê Robusta là giống hạt cà phê thích nghi tốt với khí hậu và thổ nhưỡng trên vùng đất đỏ bazan – Tây Nguyên trù phú với độ cao từ 800 – 1000m so với mặt nước biển. Trong các loại hạt cà phê thì Robusta là loại cà phê được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, chiếm hơn 90% sản lượng hằng năm.

Hạt cà phê Robusta có dạng hình bàn cầu tròn, thường có 2 hạt trong 1 trái. Cà phê Robusta có mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, không chua, hàm lượng cafein vừa đủ đã tạo nên một loại cà phê đặc sắc phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam.

Hạt cà phê Robusta

1.3 Sự phối trộn giữa cà phê Robusta và Arabica

hạt cà phê Arabica và Robusta
Mix cà phê Arabica và Robusta

Cafe Arabica và Robusta là hai trong các loại hạt cà phê được trồng phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Sự kết hợp giữa Arabica và Robusta tạo nên sự cân bằng, phong phú và đặc sắc cho tách cà phê. Hương thơm của Arabica hòa quyện với sự đậm đà của Robusta sẽ tạo nên một loại cà phê hoàn hảo và phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Cách cảm nhận vị chua của loại cà phê này cũng giống như khi mình ăn chanh, sẽ thấy rất chua, nhưng lập tức thấy được vị đắng của vỏ. 

Các loại cafe khi được kết hợp lại với nhau sẽ đem lại cho bạn từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Nếu như Culi Robusta thơm nhẹ, vị đắng thì Robusta Arabica có gu đậm, vị êm. Culi Arabica thì lại có vị êm nhẹ, ít đắng và hương thơm rất lâu. Hi vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loại cafe, cũng như đặc điểm và tính chất riêng của mỗi loại.

1.4 Hạt cà phê Culi

Là hạt cà phê có hình dạng tròn. Điều đặc biệt là trong một trái chỉ có duy nhất một hạt. Tuy có vị đắng gắt nhưng hương thơm thì vô cùng say đắm. Hàm lượng cafein cao, khi pha nước màu đen sánh. Những hạt cà phê Culi đã tích tụ những gì tinh túy nhất mà thiên nhiên đã giành cho vùng đất đỏ bazan.

Hạt cà phê Culi

Cà phê Culi Robusta là loại cà phê có hương vị đậm đà hơn, đắng hơn, béo hơn, cafein nhiều hơn so với cà phê Robusta thông thường. Loại cà phê này rất thích hợp với những người thích cafe đắng đậm và thích sự sâu lắng.

1.5 Hạt cà phê Cherry

Cà phê Cherry hay còn gọi là cà phê mít, gồm có 2 giống là Liberica và Exelsa. Hạt cà phê Cherry có giá trị thương phẩm thấp do hạt không đều, khó chế biến và hương vị thất thường. Về mặt trồng trọt, cà phê mít lại là loại sinh trưởng khoẻ, chịu được hạn, ít đòi hỏi công chăm sóc, hầu như không bị sâu phá hoại. Vì vậy cà phê Cherry thường được trồng ở những vùng đất khô đầy gió và nắng của vùng cao nguyên.

Sản phẩm có màu vàng  rất đẹp. Khi pha tạo ra mùi thơm thoang thoảng kết hợp với vị chua của cherry tạo ra một cảm giác thật sảng khoái. Cherry rất thích hợp với gu của phái nữ. Sự hòa quyện giữa mùi và vị tạo ra một cảm giác vừa dân dã mà lại cao sang, quý phái.

Hạt cà phê Cherry
Hạt cà phê Cherry

1.6 Hạt cà phê Moka

Có vị nhẹ, mùi thơm quyến rũ, lưu luyến. Tuy nhiên Moka có sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao, gấp 2 – 3 lần Robusta. Do trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại cà phê này.

Hạt cà phê Moka

1.7 Hạt cà phê Catimor

Cà phê Catimor là loại cà phê của Arabica có vị hơi chua, mùi thơm nồng nàn, sâu sắc phù hợp trồng ở khí hậu mát mẻ tại Cầu Đất – Đà Lạt.

Với cà phê Đliê Ya, chúng tôi cung cấp cho khách hàng sản phẩm cà phê Catimor và Typica với chất lượng đầu vào tốt nhất. Cafe được rang xay ở mức nhiệt phù hợp giúp phát huy đúng đặc tính hương thơm quyến rũ, vị chua thanh để lại hậu vị ngọt ngào.

2. Cách bảo quản

Cà phê sau khi vừa rang xong không nên uống ngay vì lúc này cần thời gian để trao đổi khí tạo ra Carbon Dioxide, trong trường hợp bạn uống ngay sẽ cảm thấy được vị cà phê nhạt, ít đậm đà. Vì vậy sau khi rang xong thời gian tốt nhất để xay và thưởng thức là từ 12h đến 24h sau đó. Tuy nhiên nếu để quá lâu cũng mất đi chất lượng, sau 14 ngày cà phê sẽ bắt đầu cũ đi và không còn được tươi mới.

Đối với việc bảo quản sản phẩm cần lưu ý đến 4 yếu tố: không khí, hơi ẩm, nhiệt độ và ánh sáng. Cách bảo quản phổ biến nhất chính là cho vào những chiếc lọ và nắp đậy kín hơi, kính hơi mờ đục nhằm giảm ánh sáng trực tiếp, đặt những lọ cà phê này tránh xa những nơi có nhiệt độ hay độ ẩm cao.

Ngoài ra, bạn có thể bảo quản chúng bằng những bao Zipper tiện lợi hơn, dễ dàng di chuyển mà vẫn đảm bảo độ tươi và chất lượng.

Trường hợp bạn cần bảo quản khối lượng cà phê lớn và chưa thể sử dụng hết trong 14 ngày từ khi rang để đảm bảo độ tươi. Bạn có thể chia nhỏ và cho vào các túi Zipper, gói bằng giấy bạc, các túi giữ đông lạnh hoặc các hũ đựng thủy tinh kín vào cho các tủ đông, việc này sẽ giúp bảo quản những hạt cà phê lâu hơn 1 tháng. Lưu ý sau khi lấy cà phê ra khỏi tủ đông thì không nên cho vào lại lần hai.

Nguồn: bancaphetrungnguyen.com/

Có thể bạn quan tâm:

☘ Fanpage : https://www.facebook.com/dlieyacafe

☘ Hotline : 0909.07.48.07 – 0329.222.322

☘ Địa điểm bán cà phê uy tín tương tự : https://capheducnguyen.com/

Bài viết liên quan